Thủ đoạn của các đối tượng là giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Hải quan, Cảnh sát giao thông… bịa đặt thông tin sinh viên liên quan đến một vụ việc đang bị điều tra, dùng lời lẽ đe dọa, khiến người được gọi hoang mang. Thậm chí các đối tượng còn chuyển điện thoại cho các đường dây khác với danh nghĩa là các cơ quan trong Bộ Công an để tăng lòng tin. Cuối cùng, các đối tượng yêu cầu sinh viên chuyển tiền vào tài khoản lạ để chiếm đoạt. Hoặc yêu cầu cung cấp các thông tin tài khoản ngân hàng online như số điện thoại, mật khẩu Smartbanking, OTP, … để chiếm đoạt tài khoản ngân hàng.
Nhà trường đề nghị các em lưu ý một số vấn đề sau để không rơi vào thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo:
1. Các cơ quan điều tra khi làm việc với người dân đều phải có GIẤY MỜI gửi về nơi cư trú hoặc công an khu vực đến gặp trực tiếp. Không thông báo qua điện thoại. Kể cả những trường hợp cơ quan điều tra ở địa phương khác (ví dụ Bộ Công an hoặc Công an Hà Nội,…) khi cần liên hệ với người dân tại TP.HCM cũng gửi GIẤY MỜI hoặc liên hệ thông qua công an địa phương.
. Một đặc điểm khác của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng mà sinh viên có thể dễ dàng nhận biết, đó là: Các đối tượng yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, mục đích nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo cho cơ quan Công an được biết. Mặc dù, nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.
Số lần xem trang: 3594
Điều chỉnh lần cuối: 19-08-2024